CEFTIZOXIM 0.5G

 

Nhóm thuốc: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.

Đóng gói:Hộp 10 lọ.

Sản xuất tại: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM

 

 

1/ THÀNH PHẦN:

  • Ceftizoxim (dưới dạng Ceftizoxim natri)...........0.5g.

2/ CHỈ ĐỊNH:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới  gây ra bởi ,Escherichia, Klebsiella, Proteus mirbilis,  Haemophilus influenzae bao gồm cả những dòng kháng với ampicilli, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae nhưng trừ enterococci.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Bệnh lậu bao gồm cả lậu tử cung và niệu đạo không biến chứng
  • Viêm vùng chậu
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Viêm màng não

3/ LIỀU DÙNG – CÁC DÙNG:

Liều dùng:

  • Người lớn:
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu  không biến chứng 0,5g mỗi 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch .
  • Bệnh lậu không biến chứng : liều duy nhất, 1g tiêm bắp
  • Các nhiễm khuẩn khác: 1g mỗi 8-12 giờ tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Với những nhiễm khuẩn nặng có thể tiêm tĩnh mạch liểu 2-4 g mỗi 8h, có thể tăng liều  đến 2g mỗi 4h với những nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng.
  • Trẻ em 6 tháng tuổi trở lên.: 50 mg/kg mỗi 6-8h. Có thể tăng liều lên đến 200 mg/kg/ngày đối với nhiễm khuẩn nặng ( không vượt quá liều tối đa của người lớn)
  • Đối với bệnh nhân suy thận : cần phải giảm liều, sau khi giảm liều  ban đầu 0,5-1g, các liều duy trì được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin.
  • CC 50-79ml/phút: 0,5 đến 1,5 g mỗi 8 giờ
  • CC 5-49ml/phút: 0,25-1g mỗi 12 giờ
  • CC ít hơn 5ml/phút: 250 đến 500 mg mỗi 24 giờ hoặc 0,5 đến 1 g mỗi 48 giờ, sau khi lọc máu
  • Đối với bệnh nhân suy gan: không cần hiệu chỉnh liều
  • Đường dùng:
  • Tiêm bắp sâu. Khi tiêm bắp liều 2g, cần phải chia liều làm đôi, tiêm vào 2 khối cơ lớn khác nhau.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục tĩnh hay ngắt quãng trong 20-30 phút.
  • Nên dùng ngay sau khi pha

Thời gian điều trị

  • Thông thường nên từ 7-14 ngày và nên tiếp tục ít nhất 48h sau khi chắc chắn diệt hết vi khuẩn
  • Đối với các nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan máu beta điều trị ít nhất 10 ngày

 

Cách pha thuốc tiêm:

  • Thuốc chỉ dùng một lần. Dung dịch còn thừa phải được loại bỏ.
  • Tiêm bắp: hòa tan 0.5gam Ceftizoxim trong 1.5ml nước cất pha tiêm vô khuẩn để được nồng độ khoảng 280mg/ml. Lắc kỹ để hòa tan hoàn toàn.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm: hòa tan 0.5 gam Ceftizoxim trong 5ml nước cất pha tiêm vô khuẩn để được nồng độ khoảng 95mg/ml. Lắc kỹ để hòa tan hoàn toàn.
  • Truyền tĩnh mạch liên tục hoặc ngắt quãng: hòa tan 0.5gam Ceftizoxim trong 5ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Sau đó pha loãng 50-100 ml với dung dịch  natri clorid 0,9%.

4/ ĐỘ ỔN ĐỊNH

  • Độ ổn định lý hóa của dung dịch ceftizoxim tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch chậm sau khi pha là 4 giờ ở 25ᴼC và 24 giờ ở 2-8ᴼC
  • Trong quá trình bảo quản, dung dịch có thể chuyển màu vàng hoặc màu hổ phách nhưng không làm giảm hoạt lực của thuốc.
  •  

5/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

6/  CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG

  • Thận trọng khi dùng ceftizoxim cho bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng
  • Trẻ em: độ an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được xác định dùng Ceftizoxim cho trẻ dưới 6 tháng tuổi trở lên có thể gây tăng thoáng qua nồng độ tế bào ưa eosinophil,AST(SGOT), ALT(SGPT) và CPK(creatin phosphokinase)

6/ TƯƠNG TÁC THUỐC:

Tương tác:

  • Ceftizoxim + probenecid → làm giảm độ thanh thải ở thận của ceftizoxim.
  • Cephalosporin +  aminoglycosid gây tăng độc tính trên thận.

Tương kỵ:

  • Không được trộn lẫn Ceftizoxim với aminoglycosid.
  • Ceftizoxim không nên thêm vào các sản phẩm máu, phân giải protein hoặc amino acid.

6/ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

  • Thường gặp: phản ứng mẫn cảm : ban da, ngứa, sốt. Tăng nồng độ AST(SGOT), ALT(SGPT) và phophatese kiềm thoáng qua. Tăng thoáng qua  bạch cầu ưa eosin, tăng tiểu cầu, thử nghiệm Coombs giả. Chỗ tiêm đau rát, viêm mô tế bào, viêm tĩnh mạch, đau chai , cứng.
  • Ít gặp:. Qúa mẫn: tê và sốc phản vệ

    – Gan: tăng quá mức bilirubin.

    – Thận: tăng creatinine

    – Huyết học: thiếu máu, bao gồm thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, và giảm tiểu cầu hiếm khi xảy ra.

    – Tiết niệu: viêm âm đạo

    – Tiêu hóa: tiêu chảy; buồn nôn và ói mửa đã được báo cáo.

    Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện trong quá trình điều trị hoặc sau đó.

    Ngoài ra, có thể xuất hiện các tác dụng phụ chung của nhóm cephalosporin: hội chứng Stevens Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử da nhiễm độc, bệnh huyết thanh như phản ứng đọc với thận, thiếu máu bất sản, xuất huyết, thời gian prothrombin kéo dài, LDH tăng cao, pancytopenia, và mất bạch cầu hạt.

    Một số cephalosporins có thể liên quan đến co giật, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận liều lượng không được hiệu chỉnh
    .