QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ

I. MỤC ĐÍCH

Thống nhất quy trình tiệt khuẩn dụng cụ trong toàn bệnh viện.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho tất cả các dụng cụ cần tiệt khuẩn tại các khoa trong bệnh viện.

III. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Thông tư số 16/2018/TT – BYT ngày 20/07/2018 Quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bênh;

- Quyết định 3671/QĐ-BYT 2012 hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế

IV. THUẬT NGỮ

1. Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ học, hóa học  để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những DC, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn; Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn (KK), tiệt khuẩn (TK) tiếp theo. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc KK hoặc TK được tối ưu.

2. Khử nhiễm (Decontamination): là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.

3. Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

4. Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ (DC) nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn (KK): khử khuẩn mức độ thấp, trung bình và cao.

5. Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.

6. Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.

7. Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virut và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.

 

V. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Trách nhiệm

Các bước thực hiện

Mô tả

ĐDV các khoa lâm sàng và cận lâm sàng

 

 

Làm sạch     

Oval: Làm sạch

 

- NVYT mang đầy đủ các PTPHCN khi thực hiện làm sạch dụng cụ

- Dụng cụ sau khi sử dụng phải được tháo rời và ngâm ngay trong dung dịch có chứa emzym đúng nồng độ ( phụ lục 1) với thời gian 3-5 phút

- Sau đó tráng sạch dụng cụ dưới vòi nước (nếu dụng cụ còn dính bẩn thì  đánh sạch lại bằng xà phòng )

 

Điều dưỡng viên

 

Làm khô, đóng gói DC

 

- Làm khô  bộ dụng cụ bằng máy xì khô hoặc bằng vải sạch

- Xếp dụng cụ vào hộp đựng dụng cụ hoặc đóng gói dụng cụ bằng săng Kaki 2 lớp.

- Bổ sung đầy đủ Test chỉ thị hóa học và băng dính chỉ thị nhiệt bên ngoài ( đối với dụng cụ gói bằng vải

ĐDV khoa KSNK, Điều dưỡng viên

 

TK dụng cụ

 

- Tiệt khuẩn bằng máy hấp nhiệt độ cao 1340C trong vòng 30 phút đối với dụng cụ chịu nhiệt

- Sấy dụng cụ ở 1700 trong 60 phút đối với dụng cụ chịu nhiệt cao

- Tiệt khuẩn bằng ngâm vào dung dịch Glutaraldehyde 2-2.5% trong vòng 10 giờ đối với dụng cụ không chịu nhiệt.

 

ĐDV khoa KSNK, ĐD viên các khoa

 

 

Bảo quản và bàn giao dụng cụ

Oval: Bảo quản và bàn giao dụng cụ

 

- DC được bảo quản trong kho vô trùng trên các giá đảm bảo tiêu chuẩn
- Dụng cụ được xếp trong hộp sấy có hạn sử dụng tối đa 01 tuần, dụng cụ đóng gói bằng vải có thời hạn sử dụng tối đa 1 tuần nếu quá thời gian cần tiệt khuẩn lại.
- Bảo quản nơi khô ráo.
-Thực hiện bàn giao dụng cụ cho các khoa.