1. ĐẠI CƯƠNG
  1. Khái niệm

Máu toàn phần là máu có đầy đủ các thành phần: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Từ máu toàn phần có thể sản xuất ra các chế phẩm máu: Khối hồng cầu, khối tiểu cầu…

  1. Mục đích

- Truyền máu toàn phần: Tăng khối lượng tuần hoàn, bồi phụ lại lượng máu đã mất khi bệnh nhân bị mất máu cấp do chấn thương, phẫu thuật, chảy máu ồ ạt

- Truyền khối hồng cầu: Tăng khả năng cung cấp oxy khi thiếu máu không hồi phục hoặc thiếu máu nặng mất bù, như trong bệnh: thalasemia, suy tuỷ

- Truyền tiểu cầu và huyết tương: Tăng khả năng đông máu và cầm máu

- Truyền bạch cầu, gamma globulin, albumin: Tăng khả năng đề kháng và chống nhiễm khuẩn

  1. Quy tắc truyền máu

- Truyền cùng nhóm máu: Theo quy tắc truyền máu cơ bản (bệnh nhân nhóm máu nào (A, B, AB hay O) thì truyền nhóm máu đó) và theo chỉ định của bác sỹ

- Truyền máu khác nhóm: Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm (không quá 250ml) theo chỉ định của bác sỹ và theo quy tắc truyền máu tối thiểu

  1. CHỈ ĐỊNH
  • Mất máu ảnh hưởng đến huyết động: chảu máu nội tạng, chấn thương…
  • Các tình trạng giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu và gây chảy máu
  • Các bệnh về máu: suy tủy, rối loạn tạo máu.
  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Suy tim do tăng khối lượng tuần hoàn

  1. CHUẨN BỊ

Người thực hiện là điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề.

  1. Chuẩn bị điều dưỡng
  • Trang phục đầy đủ đúng quy định, đội mũ, đeo khẩu trang
  • Rửa tay thường quy
  1. Chuẩn bị bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình yên tâm, thông báo thời gian truyền máu
  • Hỏi và kiểm tra xem bệnh nhân và có tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu không?
  • Dặn gia đình bệnh nhân cho trẻ ăn trước khi truyền ít nhất 30 phút
  • Hướng dẫn bệnh nhân đi vệ sinh trước khi truyền máu
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp
  1. Chuẩn bị dụng cụ
  • Dụng cụ vô khuẩn
  • Khay vô khuẩn
  • Kim luồn, dây truyền máu, túi máu
  • Panh, trụ cắm panh
  • Bông gạc, hộp đựng bông
  • Dụng cụ sạch
  • Hộp chống sốc
  • Cồn 70o, cồn iod
  • Máy đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm dây, nhiệt kế
  • Găng tay
  • Dây garô, kéo, băng dính, găng cuộn, nẹp cố định, gối kê tay (nếu cần)
  • Phiến đá và hóa chất định nhóm máu
  • Phiếu truyền máu, cọc truyền
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
  • Dụng cụ khác
  • Hồ sơ bệnh án
  • Xô đựng rác thải theo quy định
  • Hộp đựng vật sắc nhọn
  1. Chuẩn bị máu/ chế phẩm từ máu

- Kiểm tra túi máu: Số, ký hiệu túi máu, nhóm máu, chất lượng máu, số lượng máu, tên người cho, người nhận, hạn sử dụng…

- Máu sau khi lĩnh từ ngân hàng máu về bệnh phòng cần được truyền ngay cho bệnh nhân trong vòng 4 giờ

- Đối với huyết tương đông lạnh: Phải giã đông trước khi truyền cho bệnh nhân

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh

- Thực hiện 5 đúng

- Kiểm tra túi máu: nhóm máu, tên người nhận, tên người cho, số túi máu, số lượng máu, chất lượng máu, màu sắc máu, ngày dự trữ

- Mang găng tay

- Làm phản ứng định nhóm máu tại giường

- Mời bác sĩ đọc kết quả

- Cắm dây truyền máu vào túi máu, khoá lại, treo lên cọc và đuổi khí, tháo găng

- Bóc kim luồn

- Xác định vị trí truyền: Chọn tĩnh mạch thích hợp. Thắt dây garo (nếu cần)

- Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài bằng 2 loại cồn

- Sát khuẩn tay nhanh/đi găng

- Căng da, cầm kim ngửa mũi vát chếch 30o đưa kim vào tĩnh mạch, nối đầu ambu dây truyền với đốc kim

- Che kim bằng gạc vô khuẩn cố định kim, cố định nẹp (nếu cần)

- Giúp bệnh nhân ở tư thế thoải mái

- Làm phản ứng sinh vật: Cho máu chảy theo y lệnh 4ml, rồi chảy chậm lại 8 - 10 giọt/phút, sau 5 phút nếu không có triệu chứng gì cho chảy tốc độ theo y lệnh được 20ml nữa, chảy chậm lại 8-10 giọt/phút trong 1 phút, sau 5 phút không có triệu chứng gì xảy ra cho chảy tiếp theo y lệnh

- Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án và phiếu theo dõi truyền máu: tình trạng bệnh nhân trước trong và sau khi truyền máu

- Theo dõi sát 30 phút đầu tình trạng bệnh nhân: mạch, nhiệt độ, các biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, nhức đầu…

  1. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU CẤP

(Theo tổ chức y tế thế giới-WHO)

 

Mức độ

Dấu hiệu sớm

Triệu chứng

lâm sàng

Nguyên nhân

Xử trí

 

Trung bình

Phản ứng tại chỗ:

  • Mày đay
  • Mẩn đỏ

- Ngứa

-Tăng nhạy cảm

  • Giảm tốc độ truyền máu
  • Thuốc kháng histamin
  • Sau 30 phút không cải thiện - xử trí theo mức độ trung bình nặng

 

 

 

 

 

Trung bình nặng

-Cơn bốc hoả

  • Mày đay
  • Ngứa
  • Rét run
  • Sốt
  • Bồn chồn

-Mạch nhanh

  • Lo lắng
  • Ngứa

-Hồi hộp đánh trống ngực

  • Khó thở nhẹ
  • Đau đầu

-Tăng nhậy cảm

-Phản ứng truyền máu sốt không tan máu do: kháng thể kháng BC, TC

- Nhiễm khuẩn

Ngừng truyền máu. Đặt và duy trì đường truyền TM bằng dung dịch NaCl 0,9%.

  • Mời BS trực và đơn vị phát máu ngay lập tức.
  • Bàn giao toàn bộ túi máu, dây truyền máu cho đơn vị phát máu. Lấy máu và nước tiểu làm XN.
  • Tiêm truyền corticosteroid và các thuốc giãn phế quản nếu có biểu hiện của sốc phản vệ như co thắt khí phế quản, thở khò khè...
  • Nếu LS cải thiện và bệnh nhân vẫn có chỉ định truyền máu, có thể bắt đầu truyền máu trở lại với ĐV máu khác.
  • XN lại máu và nước tiểu sau 24h để xác định tình trạng tan máu.
  • Sau 15 phút, nếu tình trạng LS không cải thiện - xử trí theo mức độ nặng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nặng

  • Rét run
  • Sốt
  • Vật vã

-Hạ huyết áp

-Mạch nhanh

  • Đái đỏ

-Xuất huyết

-Lo lắng, kích thích

  • Đau ngực
  • Đau xung quanh điểm đặt kim tiêm truyền
  • Đau lưng
  • Đau đầu
  • Khó thở, thở nhanh nông

-Tan máu trong lòng mạch cấp

-Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn

-Quá tải tuần hoàn

-Sốc   phản vệ

  • Ngừng truyền máu. Đặt và duy trì đường truyền TM bằng dung dịch NaCl 0,9% để nâng huyết áp.
  • Đảm bảo thông thoáng đường thở và cho thở o xy.
  • Tiêm TM chậm Adrenalin 0,01mg/kg. Nếu HA tiếp tục hạ, chỉ định truyền Dopamin hoặc Adrenalin...
  • Tiêm truyền corticosteroid và các thuốc giãn phế quản nếu có biểu hiện co thắt khí phế quản, thở khò khè...
  • Chỉ định thuốc lợi tiểu TM.
  • Mời BS trực và đơn vị phát máu ngay lập tức.
  • Bàn giao toàn bộ túi máu, dây truyền máu cho đơn vị phát máu. Lấy máu và nước tiểu làm XN.
  • Bắt đầu theo dõi lượng dịch vào và ra để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
  • Nếu có triệu chứng xuất huyết và XN có DIC, truyền thêm TC, HTT hoặc tủa VIII tuỳ từng trường hợp.
  • Khi nghi ngờ sốc do nhiễm khuẩn và không thấy dấu hiệu tan máu, cần bắt đầu ngay KS phối hợp , phổ rộng TM