1. ĐẠI CƯƠNG
  1. Khái niệm

Truyền dịch tĩnh mạch là đưa một lượng thuốc, dịch truyền, các dung dịch cao phân tử hoặc một số dung dịch nuôi dưỡng...vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch.

  1. Mục đích
  • Bồi phụ lại lượng dịch đã mất
  • Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
  • Đưa thuốc hoặc hóa chất vào để điều trị
  • Giải độc, lợi tiểu
  1. Nguyên tắc chung
  • Thực hiện theo đúng các bước kỹ thuật
  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn: rửa tay, kim tiêm, dây truyền chỉ dùng một lần
  • Thực hiện 5 đúng
  • Phát hiện tai biến và xử trí đúng khi truyền dịch.
  1. CHỈ ĐỊNH
  • Bệnh nhân bị giảm khối lượng tuần hoàn do: sốc, tiêu chảy, bỏng, mất máu cấp…
  • Các tình trạng bệnh nặng, chấn thương
  • Hồi sức cho bệnh nhân trước mổ và sau mổ
  • Bệnh nhân không ăn được do: hôn mê, tổn thương thực quản, đường tiêu hóa…
  • Ngộ độc
  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
  • Phù phổi cấp
  • Suy tim nặng
  1. CHUẨN BỊ

Người thực hiện là điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề.

  1. Chuẩn bị điều dưỡng
  • Rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh
  • Trang phục đầy đủ
  1. Chuẩn bị bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
  • Thông báo, giải thích cho bệnh nhân về công việc mình sắp làm
  • Hướng dẫn bệnh nhân đi vệ sinh (nếu cần)
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn
  1. Chuẩn bị dụng cụ
  • Dụng cụ vô khuẩn
  • Khay quả đậu inox
  • Bộ dây truyền, kim truyền cho phù hợp
  • Panh, trụ cắm panh
  • Hộp đựng bông cồn 70°
  • Dụng cụ sạch
  • Găng tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh
  • Dây garo
  • Máy truyền dịch (nếu có)
  • Cọc truyền, quang treo (nếu cần)
  • Kéo, băng dính
  • Máy đo huyết áp, đồng hồ bấm giây, nhiệt kế, ống nghe, bút
  • Sổ thuốc hoặc hồ sơ bệnh án, phiếu truyền dịch
  • Hộp chống sốc
  • Dụng cụ khác
  • Hộp đựng vật sắc nhọn
  • Xô đựng rác thải theo quy định và xe tiêm
  1. Chuẩn bị thuốc

Dịch truyền theo y lệnh

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Thực hiện 5 đúng (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian)

2. Kiểm tra chất lượng dịch: màu sắc, hạn sử dụng... Lồng dịch vào quang truyền

3. Sát khuẩn nắp chai dịch

4. Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh

5. Cắm dây truyền vào chai dịch, khóa dây truyền lại, treo chai dịch lên cọc truyền đuổi khí, khóa dây lại và đặt vào khay quả đậu vô khuẩn

6. Vận hành máy truyền dịch (nếu có), chỉnh tốc độ theo y lệnh

7. Bộc lộ vùng truyền. Xác định vị trí truyền dịch (giống vị trí trong bài tiêm tĩnh mạch). Chú ý nếu bệnh nhân là trẻ em thì điều dưỡng hướng dẫn người nhà bế trẻ đúng tư thế nếu trẻ tỉnh

  1. Buộc dây garo (nếu cần)
  2. Sát khuẩn vị trí truyền 2 lần, để khô da
  3. Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh/đi găng

11. Luồn kim vào lòng tĩnh mạch: Tay trái dùng ngón một đè vào tĩnh mạch và kéo căng da tĩnh mạch ra. Tay phải đâm kim chếch 30° ngay trên tĩnh mạch mặt vát ngửa lên trên thấy máu trào ra đốc kim luồn thì dừng lại

  1. Tháo dây garo

13. Nối dây truyền với kim luồn, mở khóa truyền. Kiểm tra máy truyền dịch, vận hành chính xác theo y lệnh

14. Cố định kim, đặt nẹp cố định cổ, cánh tay, chân (nếu cần thiết). Điều chỉnh dịch truyền theo y lệnh

15. Giúp bệnh nhân ở tư thế thoải mái

  1. Dặn bệnh nhân, gia đình những điều cần thiết: khó thở, sắc mặt, tri giác…
  2. Thu gọn dụng cụ, rửa tay
  3. Ghi hồ sơ bệnh án và phiếu truyền dịch
  1. THEO DÕI
  1. Trong khi làm thủ thuật
  • Quan sát sắc mặt bệnh nhân
  • Theo dõi toàn trạng
  1. Sau khi làm thủ thuật
  • Theo dõi toàn trạng
  • Theo dõi dịch truyền, tốc độ
  • Theo dõi vị trí truyền dịch
  1. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
  1. Vỡ mạch

- Nguyên nhân: Thành mạch yếu, vị trí truyền bị đâm kim nhiều lần

- Xử trí: Rút kim ra và tìm vị trí khác để tiêm truyền

  1. Tắc mạch

- Nguyên nhân: Quá trình đuổi khí không tốt vẫn còn khí trong dây truyền

- Đề phòng: Đuổi hết khí trước khi truyền dịch cho bệnh nhân

  1. Sốc

- Nguyên nhân: Có thể do dị ứng thành phần dịch, thuốc, truyền dịch quá nhanh...

- Triệu chứng: Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, mẩn ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Mạch nhanh nhỏ, khó bắt khó thở, kích thích, li bì hoặc hôn mê

- Xử trí: Khóa ngay dịch truyền. Xử trí theo phác đồ sốc phản vệ

  1. Phù phổi cấp

- Nguyên nhân: Truyền nhanh một lượng dịch vào cơ thể.  Xảy ra  nhiều hơn đối với những bệnh nhân bị tim mạch

- Triệu chứng: Đau ngực dữ dội (ở trẻ lớn), khó thở, sùi bọt hồng, sắc mặt tím tái, hốt hoảng, kích thích. Nghe phổi thấy có rất nhiều ran ẩm. Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt

- Xử trí: Ngừng truyền dịch. Cấp cứu hô hấp: mở thông đường thở, thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy...Chuẩn bị các phương tiện, thuốc để cấp cứu cùng bác sỹ. Garo tứ chi 5 phút một lần, trích máu nếu thấy cần thiết

  1. Nhiễm khuẩn

- Nguyên nhân: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, lưu kim lâu

- Hậu quả: Nhiễm trùng máu; Nhiễm trùng nơi tiêm

  1. Phơi nhiễm nhân viên y tế

- Nguyên nhân: Kim chọc vào bệnh nhân sau đó lại bị chọc vào tay mình trên những bệnh nhân HIV, viêm gan B,...Do vô khuẩn không tốt

- Đề phòng: Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn và thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch