1. ĐẠI CƯƠNG
  1. Khái niệm

- Đường truyền tĩnh mạch ngoại vi sử dụng để cung cấp một phần hoặc tổng lượng dịch cho nhu cầu dinh dưỡng khi không thể cung cấp qua đường tiêu hóa. Sử dụng truyền máu, tiêm thuốc kháng sinh, thuốc cấp cứu và một số thuốc khác

- Quy trình đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi là thủ thuật thường quy của điều dưỡng. Mặc dù được coi là thủ thuật đơn giản, nhưng là một thủ thuật xâm lấn và có khả năng cứu sống cao, đồng thời đòi hỏi người thực hiện quy trình có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.

  1. Nguyên tắc của kỹ thuật

- Kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi là quy trình được tiến hành vô khuẩn

- Là quy trình có thể gây ra nhiều tai biến và biến chứng nguy hiểm vì vậy khi tiến hành quy trình phải đảm bảo an toàn cho người bệnh.

  1. CHỈ ĐỊNH
  • Trẻ nhỏ có dấu hiệu nguy hiểm
  • Tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch
  • Truyền dịch, nuôi dưỡng bằng đưỡng tĩnh mạch
  • Lấy máu xét nghiệm
  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Vùng da nhiễm khuẩn hoặc vùng không có da

  1. CHUẨN BỊ

Người thực hiện là điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề.

  1. Chuẩn bị điều dưỡng

Điều dưỡng mặc trang phục theo quy định, rửa tay, sát khuẩn tay nhanh

  1. Chuẩn bị bệnh nhân

Giải thích cho bệnh nhân và người nhà của trẻ thủ thuật sẽ tiến hành

  1. Chuẩn bị dụng cụ
  • Dụng cụ vô khuẩn
  • Hộp đựng bông cồn 70°
  •  Kim luồn các cỡ phù hợp với từng lứa tuổi và với từng mạch máu
  • Chạc ba, dây nối
  • Dung dịch Natriclorid 9‰
  • Bơm tiêm
  • Dụng cụ sạch
  • Găng sạch
  • Dây garo, kéo, băng dính hoặc băng opsite
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
  • Dụng cụ khác
  • Hộp chống sốc
  • Thùng đựng rác thải theo quy định
  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  • Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh
  • Thực hiện 5 đúng
  • Lựa chọn tĩnh mạch thẳng, vị trí thuận lợi nhất hoặc tại vị trí ngã ba của đường mạch máu

- Không nên đặt kim luồn tại vị trí nếp gấp, vị trí nơi có tổn thương da, viêm nhiễm, vị trí chi cơ thể đang phù nề, vị trí chi bị liệt, hay phía trên đường đi phía về tim đang bị chấn thương nặng

- Những vị trí ưu tiên

  • Tĩnh mạch vùng đầu trừ mặt
  • Tay: mu bàn tay, cẳng tay, trước hố khuỷu tay
  • Chân: mắt cá chân
  • Cắt tóc nếu đặt kim luồn tại vùng đầu
  • Làm ấm vùng tĩnh mạch đặt kim (nếu cần, trong khoảng 5 phút).
  • Sử dụng dây garo (nếu cần)    
  • Sát khuẩn tay nhanh hoặc đi găng (nếu cần)
  • Nối bơm tiêm nước muối 9‰ và chạc ba, hoặc dây nối và đẩy một lượng dịch qua
  • Sát trùng vùng da tại vị trí tiêm nhiều lần đến khi sạch và đợi khô
  • Cầm ngửa mũi vát và đưa kim theo hướng mạch máu chếch 150
  • Đưa kim vào mạch máu cho đến khi thấy máu trào ra. Khi đặt kim luồn tại một mạch máu nhỏ hoặc ở trẻ sự lưu thông máu ngoại vi kém, máu không thể xuất hiện ngay
  • Rút thông nòng dần dần, đồng thời đẩy kim vào mạch máu đến vị trí có thể. Sử dụng một ngón tay ấn vào vị trí đầu kim luồn để máu không trào ra

- Nối chạc ba (dây nối) và bơm tiêm, bơm một lượng nhỏ nước muối từ từ để xác định chắc chắc kim luồn đặt đúng vị trí

  • Cố định kim luồn theo hướng dẫn
  • Kiểm tra đầu chi trước và sau khi cố định
  • Thu dọn dụng cụ, rửa tay
  • Ghi hồ sơ bệnh án (chú ý ghi rõ ngày giờ đặt kim luồn)
  1. Chú ý:
    • Không cần thiết phải đặt lại kim luồn thường quy.
    • Nên rút kim luồn ngay nếu không cần sử dụng.
    • Rút kim luồn và đặt lại nếu kim luồn có nguy cơ nhiễm khuẩn
    • Một bề mặt sạch, rộng rất cần thiết cho tiến hành quy trình kthuật.
    • Không động chạm vào đầu nối.
    • Bơm tiêm phải đậy kín trước khi sử dụng.
    • Sắp đặt khay tiêm gọn gàng.
    • Đồ bẩn phải bỏ ngay vào thùng đựng rác sau khi sử dụng.

- Mỗi người không nên đặt kim quá 2 lần

  1. TAI BIẾN

* Tai biến có thể gặp trong quá trình đặt kim luồn có thể chia ra làm 5 nhóm tai biến chính:

- Tụ máu: đó là kết quả của việc làm vỡ mạch máu trong quá trình đưa kim vào hoặc rút kim ra

- Chệch ven: đưa kim luồn vào tổ chức mô, không đúng mạch máu

- Tắc mạch: do khí, cục máu đông, mảnh đứt của kim luồn thâm nhập vào mạch máu

- Viêm tại chỗ hoặc viêm tĩnh mạch: có thể do kích thích, do hóa chất hóa chất

- Nhiễm trùng: do thực hiện quy trình đặt kim luồn không đảm bảo vô khuẩn

* Ngoài ra có thể gặp một số tai biến khác:

- Tai biến trong quá trình đặt kim luồn: đặt nhầm vào động mạch gây co mạch và có thể gây hoại tử tế bào

- Bỏng: do dùng gạc làm ấm vùng đặt trước khi tiến hành quy trình, hoặc do sử dụng cồn iode hoặc cồn tiêm hoặc dung dịch sát khuẩn khác, sát khuẩn không đúng kỹ thuật

- Thiếu máu cục bộ hoặc hoạt tử vùng thấp hơn của cơ thể do cố định không đúng.