USTADIN

Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng.

Dạng bào chế: Viên nang mềm.

Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Sản xuất tại: Công ty TNHH US PHARMA USA.

1/ Thành phần:

  • Loratadin........................ 10mg
  • Tá dược vđ.

2/ Chỉ định:

Ustadin  được chỉ định điều trị  các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng( hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi), viêm kết mạc dị ứng và các biểu hiện dị ứng khác có liên quan đến histamin như nổi mày đay mạn tính, các dị ứng ngoài da.

3/ Liều lượng và cách dùng:

Liều thông thường:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 1 lần/ngày.
  • Người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng(CC < 30 ml/phút): 1 viên 10mg uống 2 ngày 1 lần.

4/ Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5/ Tương tác thuốc:

  • Các thuốc ức chế hoặc bị chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 và CYP2D6: Cimetidin, erythromycin, ketoconazol, quinidin, fluconazol và fluoxetin.
  • Chống chỉ định dùng dạng kết hợp loratadin với pseudoephedrin khi đang và đã dùng cấc thuốc ức chế MAO trong vòng 10 ngày, vì các thuốc này có ảnh hưởng đến tác dụng trên huyết áp của pseudoephedrin.

6/ Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp: đau đầu, khô miệng.

Ít gặp: chóng mặt, khô mũi và hắt hơi. Viêm kết mạc.

Hiếm gặp: trầm cảm, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực, buồn non, chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều, ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.

7/ Quá liều và cách xử trí:

Ở người lớn khi uống quá liều viên nén loratadin( 40-180), có biểu hiện: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.

Xử trí: trường hợp quá liều loratadin cấp thường là gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin.nếu gây nôn không hiệu quả hoặc chống chỉ định( vd: người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dd natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày. Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.