LEVOGOLD
(dd truyền tĩnh mạch Levofloxacin 750mg/150ml)
Nhóm thuốc: nhóm quinolon
Dạng bào chế và quy cách đóng gói: Hộp chứa 10 túi nhôm, mỗi túi nhôm chứa 1 túi truyền PVC chứa 150 ml dd truyền tĩnh mạch.
Sản xuất tại: Switzerland
>>> Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (ADN-gyrase) và/hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn.
1/ Thành phần:
Mỗi túi 150ml dung dịch truyền tĩnh mạch chứa:
- Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrate).............750mg/150ml.
- Tá dược: Glucose monohydrat 8250 mg, acid hydrocloric và/hoặc natri hydroxid vừa đủ để điều chỉnh pH, nước pha tiêm vừa đủ 150ml.
2/Chỉ định:
- Levofloxacin được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm cho người lớn trong các trường hợp sau:
· Viêm phổi cộng đồng
· Đợt cấp viêm phế quản mạn.
· Viêm xoang cấp.
· Viêm tuyến tiền liệt.
· Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.
· Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biên chứng hoặc không
- Điều trị triệt để bệnh than.
3/ Liều lượng và cách dùng:
- Nhiễm khuẩn đường hố hấp:
Đợt cấp cùa viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ngày trong 7 ngày.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 - 2 lần ngày trong 7-14 ngày.
Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg, 1 lấn/ngày trong 10-14 ngày .
- Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:
Có biến chứng: 750 mg, 1 lần/ngày trong 7-14 ngày
Không có biến chứng: 500 mg, 1 lần/ngày trong 7-14 ngày
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
Có biến chứng: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
Không có biên chứng: 250 mg, 1 lân/ngày trong 3 ngày
Viêm thận - bế thận cấp: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
- Điêu trị bệnh than:
Truyền tinh mạch, sau đó uống thuốc khi tinh trạng người bệnh cho phép. Liều 500 mg, 1 lần/ngày, trong 8 tuân.
- Viêm tuyến tiền liệt:
500 mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thểchuyển sang uống.
- Liều dùng cho người bệnh suy thận:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều ban đầu | Liều duy trì |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận - bế thận cẩp | ||
>=20 | 250 mg | 250 mg mỗi 24 giờ |
10-19 | 250 mg | 250 mg mỗi 48 giờ |
Các chỉ định khác | ||
50-80 | Không cần hiệu chỉnh liều | |
20-49 | 500 mg | 250 mg mỗi 24 giờ |
10-19 | 500 mg | 125 mg mỗi 24 giờ |
Thấm tách máu | 500 mg | 125 mg mỗi 24 giờ |
Thâm phân phúc mạc liên tục | 500 mg | 125 mg mỗi 24 giờ |
- Liều dùng cho người bệnh suy gan:
Vì phần lớn levofloxacin được đào thài ra nước tiểu dưới dạng không đổi không cần thiết phải hiệu chinh liều trong trường hợp suy gan.
- Cách dùng
Dung dịch levofloxacin 750mg/150ml chỉ được dùng bằng cách truyền tĩnh mạch chậm, truyền nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp. Thời gian truyền phụ thuộc vào liều lượng thuốc (liều 250 mg hoặc 500 mg thường truyền trong 60 phút, liều 750 mg truyền trong 90 phút). Không dùng để tiêm bắp, tiêm vào ổng sồng, tiêm phúc mạc hoặc tiêm dưới da.
Dung dịch có chứa levofloxacin với nồng độ 5 mg/ml trong glucose 5,0 %, có thể dùng ngay không cần pha loãng. Dung dịch thuốc dùng không hết trong lần phải được loại bỏ.
4/ Chống chỉ định:
- Người có tiền sứ quá mẫn với levofloxacin, với các quinolon khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
· Động kinh thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ do một fluoroquinolon.
· Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú.
5/ Tương tác thuốc:
- Levofloxacin + Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin → làm giảm hấp thu levofloxacin( cần uống cách xa ít nhất 2h)
· Levofloxacin + theophylin → có thể làm tăng nông độ huyết tương và AUC của theophylin.
· Levofloxacin + warfarin → tăng tác dụng warfarin.
· Levofloxacin + các thuốc chống viêm không steroid → có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật.
- Levofloxacin + các thuốc hạ đường huyết → tăng nguy cơ rối loạn đường huyết.
6/ Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Tiêu hóa: buồn nôn, ỉa chảy. Gan: tăng bilirubin huyết. Thần kinh: mất ngủ, đau đàu. | Thân kinh: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng Tiêu hoá: Đau bụng, đẩy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón. Gan: Tăng bilirubin huyết. Tiết niệu, sinh dục: Viêm âm đạo, nhiễm nâm Candida sinh dục. Da: Ngứa, phát ban
| Tim mạch: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp Tiêu hoá: Viêm đại tràng mảng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi Cơ xương - khớp: Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille. Thần kinh: Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thân Dị ứng: Phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyelle. |