GELACTIVE

 

  1. Gelactive là thuốc gì ?

Glelactive là thuốc kháng acid.

  1. Thành phần thuốc :

Nhôm hydroxyd gel 20% ....1500mg

( tương đương nhôm hydroxyd 300mg)

Magnesi hydroxyd 30% .......1333,4mg

( tương đương magnesi hydroxyd 400mg)

Tá dược: Sorbitol 70%, glycerin, natri saccharin, gôm xanthan, methyl paraben, propyl paraben, hương caramel, nước tinh khiết

  • Dạng bào chế :

Hỗn dịch uống .

Hỗn dịch màu trắng sữa, đồng nhất, vị ngọt, mùi đặc trưng.

  • Chỉ định :
  • Điều trị kháng acid trong chứng viêm, loét dạ dày, tá tràng, hội chứng tăng tiết acid dạ dày.
  • Giảm triệu chứng ợ nóng, khó tiêu liên quan đến chứng trào ngược acid trong thoát vị gián đoạn, hay trào ngược acid dạ dày thực quản.

 

 

 

 

 

  1. Dùng thuốc hợp lý
  • Cách dùng và Liều dùng
  • Liều lượng : Trẻ em dưới 14 tuổi: không nên dùng

Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi: 1-2 gói hỗn dịch uống 20 phút đến 1 tiếng sau bữa ăn, trước khi đi ngủ hoặc khi thấy khó chịu.

  • Cách dùng: Lắc kĩ trước khi dùng, dùng đường uống, có thể uống cùng nước hoặc sữa nếu cần thiết.
  1. Chống chị định :
  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy nhược nghiêm trọng hoặc suy giảm chức năng thận .
  • Bệnh nhân bị đay bụng nghiêm trọng và có nguy cơ tắc ruột.
  1. Thận trọng khi dùng thuốc
  • Nhôm Hydroxyd có thể gây táo bọn , sử dụng quá liều muối magnesi có thể làm giảm khả năng vận động của ruột., dùng liều cao có làm trầm trọng tình trạng tắc nghẽn ruột ở bệnh nhân suy thận hoặc người cao tuổi.
  • Dùng liều quá mức và trong thời gian dài ở bệnh nhân có chế độ ăn  ít phosphat có thể dẫn tới thiếu hụt phosphat, kèm theo phá hủy xương và tăng calci niệu với nguy cơ loãng xương.
  • Bệnh nhân suy thận nếu dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, thiếu máu giảm tiểu cầu.
  • Nhôm hydroxyd có thể không an toàn cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin đã trải qua thẩm tách máu
  • Chế phẩm chứa sorbitol, những bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose không nên sử dụng thuốc này.
  • Dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận , phù,xơ gan kèm chế độ ăn ít natri và với người bị chảy máu đường tiêu hóa.

 

  1. Tác dụng không mong muốn :
  • Ngứa,nổi mề đay, phù mạch
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

Xử trí ADR

Quá liều :Một số triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Liều lớn hơn có thể gây ra tắc ruột ở bệnh nhân có nguy cơ cao.

Cách xử trí :Nhôm và magnesi được đào thải qua đường nước tiểu. Điều trị quá liều cấp tính bao gồm tiêm tĩnh mạch calci gluconat, bù nước. Trong trường hợp suy giảm chức năng thận, thẩm tách máu và thẩm phúc mạc là cần thiết.

 

  1. Tương tác thuốc
  •  Tất cả các thuốc kháng acid đã được biết đến về việc gây trở ngại cho sự hấp thu của các thuốc như tetracyclin, vitamin, ciprofloxacin, ketoconaxol, levothyroxin, hydroxychloroquin,chloroquin, chlorpromazin, rifampicin, cefdinir, cefpodoxim, rosuvastatin.
  • Thận trọng khi dùng đồng thời với polystyren sulphonat do nguy cơ giảm tác dụng của nhựa gắn kết với kali, nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở bệnh nhân  suy thận và nguy cơ tắc ruột.
  • Sử dụng nhôm hydroxyd với citra có thể dẫn tới tăng nồng độ nhôm, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.

 

 

 

Nếu muốn biết thêm thông tin cụ thể về 01 loại thuốc trên xin liên hệ với khoa dược để được giải đáp./.