CEFUROXIM 500MG

 

  1. CEFUROXIM 500MG là thuốc gì ?

Cefuroxim 500mg là thuốc kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm cephalosporin.

  1. Thành phần thuốc :

Dược chất: Cefuroximm ..... 500mg

Tá dược :Microcrystalin, cellulose, bột Talc, Magnesi stearat, aerosil, DST, HPMC 606, dầu thầu dầu, titan dioxyd.

  • Dạng bào chế :

Viên nén bao phim.

  • Chỉ định :
  • Điều trị nhiễm khuẩn Gram âm và Gram dương nhạy cảm trong :
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu : viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến
  • Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.

 

 

  • Nhiễm khuẩn ổ răng.
  • Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát, dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
  • Bệnh lậu, bệnh Lyme. Tác dụng tốt chống Haemophilus influenzae và Neisseria gonorrheae.

 

  1. Dùng thuốc hợp lý
  • Cách dùng và Liều dùng
  • Người lớn : Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình đường hô hấp dưới : uống 1 viên/ngày, chia làm 2 lần. Dùng liều gấp đôi trong trường hợp nặng hay  có nghi ngờ viêm phổi.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong viêm thận, bể thận : uống 1 viên/ngày. Chia làm 2 lần.

Bệnh lậu : dùng 1 liều duy nhất 2 viên/lần/ngày.

  • Trẻ em 2 tuổi viêm tai giữa : 1 viên/ngày, chia làm 2 lần.
  • Bệnh lyme ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : uống 1 viên/lần, ngày  2 lần, trong 20 ngày.
  1. Chống chị định :
  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  1. Thận trọng khi dùng thuốc
  • Điều tra tiền sử dị ứng của bệnh nhân với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
  • Thận trọng dùng cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh, vì có thể có thể tác dụng bất lợi đến chức năng thận.
  • Dùng cefuroxim dài ngày có thể làm các chủng vi khuẩn không nhạy cảm phát triển quá mức, nếu bị bội nhiễm trong khi điều trị, phải ngừng dùng thuốc.
  • Thận trọng khi dùng kháng sinh phổ rộng cho người bệnh đường tiêu hóa. Đặc biệt là viêm đại tràng.
  • Thận trọng dùng đồng thời aminoglycosid và cephalosporin vì làm tăng nhiễm độc thận.
  1. Tác dụng không mong muốn :
  • Thường gặp : Tiêu chảy, ban da dạng sần.
  • Ít gặp : phản ứng phản vệ, nhiễm nấm  Candida, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch  cầu, giảm bạch cầu trung tính, buồn nôn, nôn, nổi mề đay, ngứa.
  • Hiếm gặp : Sốt , thiếu máu tan huyết, ban đỏ đa hình, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm đại tràng giả mạc...

Xử trí ADR;  Ngưng sử dụng cefuroxim, trường hợp dị ứng nặng cần điều trị  hỗ trợ: duy trì thông khí và sử dụng adrenalin, oxygen, tiêm tĩnh mạch corticosteroid.

Khi bị viêm đại tràng màng giả thể nhẹ thường chỉ cần ngừng thuốc, với các trường hợp vừa và nặng, cho truyền dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng metronidazol

Quá liều và cách xử trí :

Triệu chứng : buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể gây kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, nhất là ở người suy thận.

Xử trí : Trong trường hợp quá liều, dùng những biện pháp cơ bản để loại phần thuốc chưa được hấp thu, đồng thời tiến hành điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

 

  1. Tương tác thuốc
  • Các thuốc kháng acid ( natri bicarbonat), thuốc kháng Histamin H2( ranitidin) có thể làm tăng pH dạ dày làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim, vì thế nên  dùng cefuroxim cách ít nhất 2 giờ .
  • Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
  • Aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận của cefuroxim.

 

 

Nếu muốn biết thêm thông tin cụ thể về 01 loại thuốc trên xin liên hệ với khoa dược để được giải đáp./.