SCILINTM R
Nhóm thuốc: Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết Dạng bào chế: DD thuốc tiêm. Đóng gói:Hộp 1 lọ x 10ml. Sản xuất tại: Ba Lan. |
1/ Thành phần:
- Insulin..........................40 IU/ml.
- Tá dược vđ.
2/ Tác dụng:
- Scilin R là một loại insulin có thời gian tác dụng ngắn.
- Thuốc có tác dụng hạ đường huyết trong vòng 30phút , hiệu quả tối đa đạt được sau 1 – 3 giờ tiêm. Tác dụng thuốc được kéo dài trong 8h và tùy liều lượng tiêm.
3/ Chỉ định:
- Đái tháo đường týp I (phụ thuộc insulin).
- Đái tháo đường týp II (không phụ thuộc insulin) khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả, khi nhiễm toan máu, hôn mê đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.
- Cấp cứu tăng glucose huyết trong: đái tháo đường nhiễm acid cetonic, hôn mê tăng glucose huyết, tăng thẩm thấu mà không nhiễm ceton trong máu.
- Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở người bệnh dung nạp kém glucose. Bệnh võng mạc tiến triển do đái tháo đường
- Đái tháo đường ở phụ nữ có thai, đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.
4/ Chống chỉ định:
- Hạ glucose huyết.
- Quá mẫn cảm với insulin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Tiêm tĩnh mạch insulin dạng hỗn dịch.
- Trường hợp ceton máu cao, toan máu và hôn mê đái tháo đường.
5/Liều lượng và cách dùng:
- Đường dùng: tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Liều dùng:
Liều khởi đầu thông thường ở người lớn vào khoảng 20-40 IU/ngày, tăng dần khoảng 2 IU/ngày, cho tới khi đạt được nồng độ glucose máu mong muốn.
Tổng liều mỗi ngày vượt quá 80 IU là bất thường và có thể nghĩ đến kháng insulin.
Nhiều cách điều trị bao gồm dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan cùng với một insulin tác dụng trung gian, như insulin isophan hoặc dịch treo hỗn hợp insulin kẽm. Phối hợp như vậy thường được tiêm dưới da ngày 2 lần với 2/3 tổng liều trong ngày tiêm trước bữa ăn sáng và 1/3 còn lại tiêm trước bữa ăn chiều.
Hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton: Insulin cũng là một phần điều trị thiết yếu trong xử trí cấp cứu nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Chỉ được dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan.
- Liều đầu tiên: 10 – 15 đvqt insulin hòa tan (hoặc 0,15 IU/kg) tiêm tĩnh mạch cả liều.
- Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục insulin: 10 IU mỗi giờ (hoặc 0,1 IU/kg/giờ)
- Hoặc cách khác: Tiêm bắp insulin, liều đầu tiên 10 IU (hoặc 0,1 IU/kg) mỗi giờ. Nhưng tránh dùng cách này cho người bệnh bị hạ huyết áp vì không dự đoán được sự hấp thu thuốc.
Ðiều chỉnh liều insulin theo nồng độ glucose máu.
Trẻ em: Liều khởi đầu tiêm insulin được khuyên dùng ở trẻ em phát hiện sớm bị tăng glucose huyết trung bình và không có ceton niệu là 0,3 đến 0,5 IU/kg/ngày, tiêm dưới da.
6/ Tương tác thuốc:
Các dịch scilin không nên trộn lẫn với insulin động vật và insulin tổng hợp được chế từ các nhà sản xuất khác.
Thuốc và các chất tăng tác dụng của insulin:
Thuốc chẹn beta, chloroquin, chất ức chế ACE, chất ức chế MAO, methyldopa, clonidine, pentamidine, salicylate, steroid đồng hóa, cyclophosphamide, kháng sinh nhóm sulfonamide, tetracycline, kháng sinh nhóm quinolon và cồn ethy.
Các thuốc làm giảm tác dụng insulin:
Diltiazem, dobutamine, estrogen (cả các thuốc viên tránh thai), phenothiazide, phenytoin, hooc mon giáp trạng, heparin, calcitonin, corticosteroid, các thuốc chống virut dùng cho người nhiễm HIV, vitamin và thiazide lợi tiểu.
7/ Tác dụng không mong muốn:
- Hạ glucose huyết.
Các triệu chứng của hạ glucose huyết thường xuất hiện đột ngột. Gồm: đổ mồ hôi, hoa mắt, run chân tay, cảm giác đói, lo âu, cảm giác kiến bò ở tay, chân, môi hoặc lưỡi, rối loạn tập chung, mất ngủ, rối loạn giác ngủ, mất kiểm soát, giãn đồng tử, rối loạn thị giác, rối loạn lời nói, trì trệ, dễ cáu kỉnh.
Hạ glucose huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến bất tỉnh, và có thể dẫn đến suy giảm chức năng não tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc có thể dẫn đến tử vong.
- Tăng glucose huyết
Những bệnh nhân bị đái tháo đường tuyp I, tình trạng tăng glocose huyết kéo dài cs thể dẫn tới tình trạng nhiễm toan xeton. Các triệu chứng nhiễm toan đầu tiên sẽ xuất hiện từ từ trong vòng vài giờ hoặc thậm trí vài ngày gồm: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, đỏ mặt, khô miệng, tăng niệu, khát nước, chán ăn, hơi thở cá mùi xeton. Nếu không chính xác, tăng glucose huyết có thể dẫn đến nhiễm toan xeton, mất nuwocs, hôn mê và tử vong.
- Khác:
Dị ứng với insulin, kháng insulin, loạn dưỡng mỡ sau khi tiêm insulin (teo hoặc phì đại mỡ ở vụng tiêm).
Loạn dưỡng mỡ có thể giảm tối thiểu bằng cách đổi bên tiêm.
- Cách xử trí ADR.
Các phản ứng tại chỗ sẽ dần hết trong quá trình điều trị.
Teo lớp mỡ dưới da: Có thể điều trị khỏi bằng cách tiêm insulin động vật tinh khiết hơn hay insulin người vào trong hay xung quanh chỗ bị teo.
Phì đại mô mỡ: Có thể tránh được bằng cách luân chuyển chỗ tiêm thuốc.
Hạ glucose huyết: Người bệnh phải biết các dấu hiệu báo trước (ví dụ ra mồ hôi, hoa mắt, run) và có thể vuwotj qua được bằng cách ăn thức ăn hoặc uống nước ngọt.
8/ Quá liều:
- Khi dùng quá liều insulin, các triệu chứng hạ glucose huyết xảy ra gồm: đói dữ dội, cảm giác lo âu, khó tập chung, run tay chân, vã mồ hôi, nôn. Trường hợp hạ glucose huyết nhẹ chỉ cần uống nước ngọt hoặc ăn thức ăn có hydrat-carbon. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi. Hạ glucose huyết nghiêm trọng có thẻ dẫn tới co giật, mất ý thức hoặc tử vong. Nếu bệnh nhân hôn mê cần thiết phải truyền glucose vào tĩnh mạch. Trong trường hợp hạ glucose huyết cấp bệnh nhân không thể ăn được nên tiêm 1g glycogen vào cơ và/hoặc tiêm glucose tĩnh mạch.