CEFTRIAXONE EG 1G/10ML

Nhóm thuốc: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3.

Dạng bào chế: bột pha tiêm.          

Đóng gói: Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 10 ml.

Sản xuất tại: Công ty cổ phần Pymephaco.

1/ Thành phần:

Ceftriaxon natri tương đương ceftriaxon 1g.

2/ Chỉ định.

Ceftriaxon được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: vêm phổi, viêm phế quản cấp.
  • Nhiễm khuẩn ở thận, đường tiết niệu-sinh dục( kể cả lậu cầu)
  • Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ.
  • Nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm, và các vết thương.
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.

3/ Liều dùng và cách sử dụng:

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi:

Liều thường dùng: 1-2g/ngày, dùng 1 lần, hoặc chia đều làm 2 lần. Trường hợp nặng có thể dùng đến 4g/ngày.

Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật:  liều duy nhất 1g tiêm tĩnh mạch từ 30 phút đến 2 giờ trước khi phẫu thuật.

Nhiễm lậu cầu không biến chứng: tiêm bắp liều duy nhất 250 mg.

  • Trẻ em < 12 tuổi:

Liều thông thường: 50-75 mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tối đa 2g/ngày.

Điều trị viêm màng não: liều khởi đầu 100mg/kg( không quá 4g/ngày). Sau đó điều chỉnh liều cho thích hợp. Thời gian điều trị từ 7-14 ngày.

Người suy thận: độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút, liều ceftriaxon không vượt quá 2g/ngày.

Cách dùng:

  • Tiêm tĩnh mạch:

Pha dung dịch tiêm tĩnh mạch: hòa tan 1g ceftriaxon trong 10ml nước cất pha tiêm. Tiêm chậm trong 2-4 phút. Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch.

  • Dung dịch tiêm truyền:

Hòa tan 2g bột thuốc trong 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci như natri clorid 0,9%, glucose 5% hoặc 10%...không dùng dung dịch lactat ringger hòa tan thuốc để tiêm truyền. Thời gian truyền ít nhất trong 30 phút.

Tương kỵ:

Ceftriaxon không được pha với các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các aminoglycosid, amsacrin, vancomycin hoặc fluconazol.

 

4/ Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, kháng sinh nhóm cephalosporin và kháng sinh nhóm beta-lactam.
  • Dùng đồng thời với chế phẩm chứa calci.

5/ Tương tác thuốc:

  • Cephalosporin + gentamycin, colistin, furosemid → khả năng độc thận có thể bị tăng.
  • Probenecid làm tăng nồng độ của thuoocstrong huyết tương do giảm thanh thải của thận.
  • Ceftriaxon có khả năng làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu và gây phản ứng giống disulfiram khi dùng đồng thời với cồn.

5/ Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: tiêu chảy, phản ứng da, ngứa, nổi ban.
  • Ít gặp: sốt, viêm tĩnh mạch, phù, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, nổi mày đay.
  • Hiếm gặp: đau đầu, chóng mặt, phản vệ, thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu, viêm đại tràng màng giả, ban đỏ đa dạng, tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.