TENADOL

Cefamandole 1000mg

 

  1. Tenadol là thuốc gì ?

Tenadol ( Cefamandole) là thuốc nhóm beta-lactam.

  1. Thành phần thuốc :

. Cefamandole..................1000mg

  1. Dạng bào chế :

Bột pha tiêm. Bột tinh thể màu trắng haocwj gần trắng đóng lọ thủy tinh.

  1. Chỉ định :

. Điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc trong các trường hợp sau :

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Viêm phúc mạc.

Nhiễm khuẩn huyết.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

Nhiễm khuẩn xương và khớp.

Nhiễm hỗn hợp khuẩn hiếu khí và kỵ khí trong phụ khoa, đường hô hấp dưới, hoặc da và cấu trúc da.

Dự phòng phẫu thuật : Sử dụng Cefomandole trong phẫu thuật có thể làm giảm tỉ lệ mặc nhiễm khuẩn hậu phẫu ở bệnh nhân.

 

 

 

 

  1. Dùng thuốc hợp lý
  • Tiêm bắp sâu..
  • Tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay truyền tĩnh mạch không liên tục.
  • Dung dịch pha loãng tương thích : Dextrose 5% ; Natri clorid 0,9%.
  • Dung dịch thuốc sau khi pha xong nên sử dụng ngay.
  1. Cách dùng :

Người lớn:

Dạng nhiễm khuẩn

Liều dùng

Khoảng cách giữa các liều

Nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng

500mg – 1g

4 – 8 giờ

Nhiễm khuẩn da và viêm phổi không biến chứng

500mg

6 giờ

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng

500mg

8 giờ

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nghiêm trọng

1000mg

8 giờ

Nhiễm khuẩn nặng

2000mg

4 giờ

Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật:  1 – 2g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 30 phút – 1 giờ trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật 1 – 2g/6 giờ/lần.

Trẻ em:

Trẻ > 1 tháng tuổi : Nhiễm khuẩn nhẹ 50 – 100mg/kg/ngày. Chia đều 4-8 giờ. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng lên 150mg/kg/ngày( không quá liều người lớn).

Dự phòng phẫu thuật ( trẻ > 3 tháng tuổi) : 50 – 100mg/kg/ngày.

  1. Chống chị định :

Mẫn cảm với Cefomandole, bất cứ cephalosporin khác hoặc với thành phần nào của thuốc.

  1. Tác dụng không mong muốn :

Thường gặp : Đau và viêm khi tiêm bắp, viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm tĩnh mạch ngoại biên.

Ít gặp : buồn nôn, nôn, ỉa chảy, suy thận.

  1. Xử trí ADR

Ngừng điều trị Cefamandole khi người bệnh bị dị ứng.

Liều cao gây co giật phải ngừng thuốc và được cấp cứu ngay.

 

 

  1. Tương tác thuốc
  • Probenecid: Làm giảm bài tiết Cefamandole ở ống thận.
  • Thuốc tan huyết khối: Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
  • Thuốc gây độc thận: Làm tăng tác dụng đối với thận.

 

 

Nếu muốn biết thêm thông tin cụ thể về 01 loại thuốc trên xin liên hệ với khoa dược để được giải đáp./.