LACTATED RINGER’S AND DEXTROSE

Nhóm thuốc: DD điều chỉnh nước , điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác.

Dạng bào chế: dd tiêm truyền.

Đóng gói: Thùng 20 chai x 500ml

Sản xuất tại: Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam.

 

1/ Thành phần:

Dextrose monohydrat( dextrose khan).....................................................25g(22,73g)

Natri clorid.........................................3g

Kali clorid...........................................150mg

Natri  lactat.........................................1,5g

Calci clorid.2Ho.................................100mg

Thành phần tá dược: nước cất pha tiêm.

2/ Chi định:

Lactated Ringer’s and Dextrose là nguồn cung cấp nước, chất điện giải, carbohydrat và là tác nhân kiềm hóa được sử dụng để:

  • Phục hồi cân bằng dịch, cân bằng điện giải ngoại bào, bù dịch trong trường hợp mất nước ngoại bào.
  • Bổ sung dịch ngắn hạn(dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với chất keo) trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn hoặc hạ huyết áp.
  • Điều trị nhiễm toan chuyển hóa nhẹ hoặc trung bình(trừ trường hợp nhiễm acid lactic).

 

3/ Cách dùng và liều dùng:

Liều  lượng khuyến cáo:

  • Người lớn: 500ml – 3 lít/24 giờ.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em: 20 – 100ml/kg/24 giờ.
  • Trọng lượng cơ thể từ 0-10 kg: 100ml/kg/24h.
  • Trọng lượng cơ thể từ 10-20 kg: 1000 ml + (50 ml cho mỗi kg trên 10kg)/24h
  • Trọng lượng cơ thể > 20kg: 1500ml + (20ml cho mỗi kg trên 20kg)/24h.

Tốc độ truyền:

  • Người lớn: Tốc độ truyền thông thường là 40ml/kg/24 giờ.
  • Trẻ em: tốc độ truyền trung bình là 5ml/kg/giờ và thay đổi theo lứa tuổi:

Trẻ sơ sinh: 6-8ml/kg/giờ.

Trẻ nhỏ: 4-6 ml/kg/giờ.

Trẻ lớn hơn: 2-4 ml/kg/giờ.

Trẻ em bị bỏng: liều trung bình 3,4 ml/kg/phần trăm bị bỏng/24 giờ sau khi bị bỏng và 6,3 ml/kg/phần trăm bỏng sau 48 giờ. ở trẻ bị ảnh hưởng nặng liều trung bình 2850ml/m².

  • Tốc độ truyền không nên vượt quá khả năng oxy hóa glucose của bệnh nhân để tránh tăng glucose huyết. Vì vậy tốc độ truyền lớn nhất trong điều trị cấp tính là 5mg/kg/phút ở người lớn và 10-18mg/kg/phút ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ thuộc vào lứa tuổi và trọng lượng cơ thể.

4/ Chống chỉ định:

  • Tăng lượng nước ngoại bào hoặc tăng thể tích tuần hoàn.
  • Suy thận nặng(bao gồm thiểu niệu/vô niệu).
  • Suy tim mất bù.
  • Tăng kali huyết, tăng natri huyết, tăng calci huyết, tăng clo huyết.
  • Nhiễm kiềm hóa chuyển hóa.
  • Nhiễm toan chuyển hóa nặng.
  • Nhiễm acid lactic.
  • Suy tế bào gan nặng hoặc rối loạn chuyển hóa lactat.
  • Phù và xơ gan cổ trướng.
  • Dùng đồng thời với digitalis.
  • Tiểu đường mất bù, các trường hợp không hấp thu glucose khác(như tình trạng căng thẳng chuyển hóa), hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, tăng đường huyết, tăng lactat huyết.

5/ Tương tác thuốc:

  • Corticosteroid, steroidcarbenoxolon có liên quan đến việc giữ natri và giữ nước(gây phù và cao huyết áp).
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali(amilorid, spironolacton, triamteren, dùng đơn lẻ và kết hợp).
  • Các chất ức chế enzym chuyển hóa angiotensin, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.
  • Tacrolimus cyclosporin làm tăng nồng độ kali huyết có thể gây tử vong, đặc biệt trong trường hợp suy thận làm tăng khả năng tăng kali huyết.
  • Calci làm tăng hiệu quả của glycosid digitalis và có thể dẫn đến loạn nhịp nghiêm trọng hoặc gây tử vong.
  • Thuốc lợi tiểu thiazid hặc vitamin D có thể gây tăng calci huyết khi dùng đồng thời với thuốc chứa calci.
  • Bisphosphonat, florua, một số fluoroquinolntetracyclin ít được hấp thu hơn khi dùng cùng với calci.
  • Độ thanh thải  ở thận của các thuốc có tính acid như salicylat, barbituratlithi tăng lên do sự kiềm hóa nước tiểu bới bicarbonat do lactat chuyển hóa thành.
  • Các thuốc có tính kiềm, kể cả thuốc thuốc kích thích tần kinh giao cảm( như ephedrin, pseudoephedrin) và chất kích thích (như dexamphetamin sulfat, phenfluramin hydroclorid) có thời gian bán thải kéo dài(thải trừ chậm).
  • Các thuốc kích thích giải phóng hormon chống bài niệu bao gồm: clorpropamid,clofibrat, carbamazepin, vincristin, các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, 3,4-methylenedioxy-N-methamphetamin, ifosfamid, thuốc an thần, thuốc gây nghiện.
  • Các thuốc kích thích hoạt tính hormon chống bài niệu: clorpropamid, NSAIDs, cyclophosphamid.
  • Các thuốc tương tự  hormon chống bài niệu: desmopressin, oxytocin, vasopressin, terlipressin.

6/ Tương kỵ:

· Các thuốc không tương thích với lactated ringer’s and dextrose: acid aminocaproic, amphotericin B, metaraminol tartrat, cefamandol, cortison acetat, diethylstilbestrol, etamivan, rượu etylic, dd phosphat carbonat, oxytetracyclin, natri opental thienin, di natri versenat.

· Các thuốc không tương thích một phần với lactated ringer’s and dextrose: Tetracyclin, natri ampicillin, minocyclin, doxycyclin.

Không nên pha loãng lactated ringer’s and dextrose với các thuốc không tương thích đã được biết đến.

7/ Tác dụng không mong muốn:

Rất thường gặp:

· Các phản ứng dị ứng, nổi mày đay, phát ban, đỏ da, phù da, phù mắt, mặt và thanh quản(phù mạch).

· Chứng nghẹt mũi, ho, hắt hơi, co thắt phế quản và khó thở.

Thường găp:

· Tức ngực, đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm.

· Ngứa đã được ghi nhân 10%  bệnh nhân dùng thuốc này.

· Thừa nước và suy tim ở những bệnh nhân rối loạn tim hoặc phù phổi.

· Các rối loạn điện giải.                                                 

· Gây cảm giác lo lắng và đôi khi gây cơn hoảng loạn.

· Có thể gây cơn động kinh(ít gặp).

· Phản ứng liên quan tới kỹ thuật truyền: phản ứng do sốt, nhiễm trùng tại chỗ tiêm, đau hoặc phản ứng cục bộ, kích ứng tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch kéo dài từ vị trí tiêm, thoát mạch, tăng thể tích tuàn hoàn.

8/ Quá liều và cách xử trí:

· Truyền quá liều hoặc quá nhanh có thể gây quá tải dịch và natri với nguy cơ phù, đặc biệt trong trường hợp suy giảm thải trừ natri ở thận. Trong TH này có thể sử dụng lọc thận.

· Việc quá liều kali có thể gây tăng kali huyết đặc biệt ở bệnh nhân suy thận. Triệu chứng gồm: dị cảm tứ chi, yếu cơ, tê liệt, loạn nhịp tim, block tim, ngừng tim và rối loạn tâm thần.

· Việc quá liều muối calci có thể gây tăng calci huyết. Triệu chứng gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, đau bụng, suy nhược cơ, rối loạn tâm thần, chứng khát nhiều, chứng đái nhiều, chứng nhiễm calci thận, sỏi thận và trong trương hợp nặng gây loạn nhịp tim và hôn mê → việc tăng calci huyết không có triệu chứng sẽ phục hồi khi ngừng thuốc và sử dụng thuốc hỗ trợ khác như vitamin D. Nếu tăng calci huyết trầm trọng cần điều trị khẩn cấp(như thuốc lợi tiểu quai, thẩm tách máu, calcitonin, bisphosphonat, EDTA).

· Quá liều natri lactat có thể gây ra hạ kali huyết và nhiễm kiềm chuyển hóa, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận. Triệu chứng gồm: thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, thở nhanh, yếu cơ, nhịp tim k đều, tăng trương lực cơ, co thắt mạch, co cứng cơ có thể xảy ra, đặc biệt ở bệnh nhân hạ calci huyết → chủ yếu điều trị quá liều bicarbonat là phục hồi cân bằng dịch và điện giải.