1/Thành phần :
Amikacin sulfate....... 125mg/ml.
2/Cơ chế tác dụng:
Thuốc amikacin thuộc nhóm kháng sinh aminoglycosid.
Hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
3/Dược động học:
Hấp thu : Thuốc hấp thu nhanh, đạt nồng độ tối ưu sau 30 phút – 1 giờ.
Phân bố : amikacin khuếch tán nhanh vào cơ thể (xương, tim, túi mật, mô phổi, mật, đờm, chất tiết phế quản, dịch màng phổi và hoạt dịch).
Thải trừ: thuốc đào thải qua thận.
4/Chỉ định - chống chỉ định:
- Chỉ định :
Amikacin được chỉ định điều trị nhiễm trùng ngắn hạn do nhiễm trùng nặng, gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm.
Được dùng trong nhiễm khuẩn huyết( kể cả ở trẻ sơ sinh), nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp, xương khớp, hệ thống thần kinh trung ương( kể cả viêm màng não), da và mô mềm, nhiễm trùng ổ bụng( kể cả viêm phúc mạc), nhiễm trùng do bỏng và hậu phẫu.
Amikacin có thể chỉ định điều trị và phát huy hiệu quả tốt đối với những trường hợp biến chứng chứng nặng và nhiễm trùng đường niệu tái phát.
- Chống chỉ định:•Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.•Nhược cơ.•Đang có thai và cho con bú
5/Cách dùng - liều dùng
- Thuốc amikacin được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
-Tiêm bắp:
Người lớn và em bé lớn: 15mg/kg/ngày, chia 2-3 lần.
Trẻ sơ sinh:10mg/kg/ngày.
-Tiêm tĩnh mạch:
Truyền tĩnh mạch chậm (30 – 60 phút) sau khi đã pha loãng với dextrose 5% hoặc Nacl 0.9%.
6/Tác dụng không mong muốn:
-Trên thận: suy thận, tăng creatinin huyết tương, albumin niệu, nước tiểu có tb bạch cầu và huyết cầu, thiểu niệu. Chức năng thận không hồi phục khi ngưng thuốc.
-Trên tai-thần kinh: độc tính trên dây thần kinh sọ số 8, có thể dẫn đến điếc, chóng mặt, choáng váng, ù tai.
-Trên thần kinh-phong tỏa thần kinh cơ: có thể gây liệt cơ và ngưng thở.
-Độc tính khác: phát ban da, sốt, đau đầu , buồn nôn, ói mửa, tăng bạch cầu ưa acid, viêm khớp, thiếu máu, giảm tiểu cầu,giảm bạch cầu hạt, tăng bilirubin huyết tương, tụt huyết áp, nổi mề đay, phù, tiêu chảy.
7/Tương tác thuốc:
Tránh dùng với các ks aminoglycosid khác, furosemid,bacitracin, cisplatina, amphotericin B, cephaloridin, paromomycin, viomycin, polymycin B, colistin, vancomycin, các thuốc giãn cơ ngoại biên, ks nhóm beta-lactam.