Viên nang mềm NUTRIOS
Nhóm thuốc: Khoáng chất và vitamin. Dạng bào chế: Viên nang mềm. Đóng gói: Vỉ 5 viên, hộp 20 vỉ. Sản xuất tại:
|
1/ THÀNH PHẦN:
- Calci carbonat...............................................750 mg
- Cholecalciferol (vitamin D₃)...........................100 IU.
- Tá dược vđ.
2/ CHỈ ĐỊNH:
- Bổ xung ion calci trong máu như: co giật do hạ calci huyết, co thắt thanh quản do hạ calci huyết , thiểu năng cận giáp trạng gây tetani, hạ calci huyết do tái khoáng hóa, sau phẫu thuật cường cận giáp, hạ calci huyết do thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca ++ máu.
- Phòng và điều trị loãng xương, bệnh còi xương do dinh dưỡng.
- Điều trị còi xương và nhuyễn xương do chuyển hóa (còi xương giảm phosphat huyết kháng vitamin D, còi xương phụ thuộc vitamin D, loạn dưỡng xương do thận hoặc còi xương do thận).
- Điều trị giảm năng cận giáp.
- Nhuyễn xương do thuốc chống co giật.
3/ LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
- Người lớn: 1-2 viên x 2 lần/ngày.
- Trẻ em: nửa liều người lớn.
4/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Quá liều vitamin D, loạn dưỡng xương do thận kèm theo tăng phosphat huyết.
- Rung thất trong hồi sức tim, tăng calci huyết, người bị tăng năng cận giáp, sỏi thận và suy thận nặng, người bệnh đang dùng digitalis, epinephrin, u ác tính tiêu xương, calci niệu nặng, loãng xương do bất động.
5/ TƯƠNG TÁC THUỐC:
- Các thuốc ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, clorthalidon, thuốc chống co giật.
- Calci làm giảm hấp thu doxycylin, tetracyclin, ofloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu.
- Calci làm tăng độc tính của digoxin đối với tim.
- Nếu dùng kéo dài phenytoin và các thuốc chống co giật khác như phenobarbital có thể gây cảm ứng enzym cytochrom dẫn đến hủy cholecalciferol (vitamin D3) và rối loạn chuyển hóa vitamin D và calci, nên có thể gây loãng xương.
6/ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D:
- Thường gặp:
Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, ỉa chảy, chóng mặt.
Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, và dễ bị kích thích.
- Ít gặp:
Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).
Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ anh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
- Hiếm gặp:
Tăng huyết áp, loạn nhịp tim,
Có thể tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nito ure huyết, cholesterol huyết thanh. Giảm nồng độ mên phosphatase kiềm trong huyết thanh.
Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanhcungf với nhiễm toan nhẹ.
7/ QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:
- Khi điều trị liều cao, kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D có thể dẫn đến cường vitamin D với những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci. Đặc biệt nguy hiểm với những người đang dùng digitalis, vì độc tính của các glycosid tim tăng lên khi có tăng calci huyết.
` Nhiễm độc ở trẻ em cũng có thể xảy ra khi uống nhầm liều của người lớn.
- Điều trị nhiễm độc vitamin D:
Ngưng thuốc, ngừng bổ xung calci, duy trì khẩu phần ăn có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần có thể dùng corticosteroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải trừ calci (như: furosemid và acid ethacrynic), để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể sử dụng lọc máu nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể. Nếu khi vừa uống quá liều vitamin D thì có thể ngăn ngừa hấp thụ bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân.