SAFOLI
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu. Dạng bào chế: Viên nang mềm. Đóng gói:Hộp 2 vỉ x 15 viên nang mềm Sản xuất tại: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CPC1 HÀ NỘI. |
1/ THÀNH PHẦN:
- Sắt (III) hydroxyl polymaltose................166,67 mg (tương đương với 50mg sắt nguyên tố).
- Acid folic................................................0,35 mg.
- Tá dược vđ.
2/ CHỈ ĐỊNH:
- Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ xung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ ( hoặc từ tháng thứ 4)
- Chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai.
3/ LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG:
- 1viên/ngày trong suốt 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).
- Uống trước bữa ăn hoặc trong bữa ăn.
4/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Quá tải sắt, đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu như thalassemia, thiếu máu dai dẳng, thiếu máu do suy tủy.
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
5/ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Liên quan đến sắt:
- Thường gặp: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, phân nhạt màu, buồn nôn.
- Ít gặp: phù nề thanh quản, phân bất thường, khó tiêu, nôn, viêm dạ dày, ngứa, ban đỏ, nổi mẩn.
- Không rõ tần suất: quá mẫn, nổi mề đay, răng đổi màu, loét miệng, nhiễm hắc tố dạ dày – ruột.
Liên quan tới acidfolic:
- Không rõ tần suất: phản ứng phản vệ, rối loạn tiêu hóa, phù mạch, viêm da dị ứng, nổi mề đay.
6/ TƯƠNG TÁC THUỐC:
Liên quan đến sắt:
- Phối hợp không được khuyến cáo:
Sắt (các dạng muối) đường tiêm: Ngất xỉu hoặc sốc do giải phóng nhanh chóng sắt từ dạng phức hợp và bão hòa transferrin.
- Phối hợp nên được cân nhắc:
Acid acetohydroxamic: Giảm hấp thu cả hai thuốc do hình thành phức chelat với ion sắt.
Phối hợp cần thận trọng khi sử dụng:
Các biphosphonat: Giảm hấp thu các biphosphonat khi dùng kèm với các muối sắt dùng đường uống. Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng các biphosphonat (từ tối thiểu 30 phút cho đến trên 2 giờ, nếu có thể, phụ thuộc vào từng loại biphosphonat).
Calci: Giảm hấp thu các muối sắt dùng đường uống. Dùng các muối sắt xa bữa ăn và không dùng cùng calci.
Các cyclin (đường uống): Giảm hấp thu các cyclin đường uống(do hình thành phức hợp). Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng các cyclin (trên 2 giờ, nếu có thể).
Entacapon: Giảm hấp thu entacapon do hình thành phức chelat giữa hai chất. Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng entacapon (trên 2 giờ, nếu có thể).
Các kháng sinh fluoroquinolon, hormon tuyến giáp, levodopa/carbidopa, penicillamin, kẽm: Giảm hấp thu các thuốc này. Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng các thuốc này (trên 2 giờ, nếu có thể).
Methyldopa: Giảm hấp thu methyldopa (do hình thành phức hợp). Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng methyldopa (trên 2 giờ, nếu có thể).
Các dạng muối, oxyd và hydroxid của magnesi, nhôm và calci (dùng tại chỗ đường tiêu hóa): Giảm hấp thu các muối sắt. Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng các thuốc này (trên 2 giờ, nếu có thể).
Cholestyramin: Giảm hấp thu các muối sắt. Dùng các muối sắt cách xa thời gian dùng cholestyramin (trước 1-2 giờ hoặc sau 4 giờ).
Liên quan tới acid folic:
Phenobarbital, primidon, phenytoin, fosphenytoin: Giảm nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống co giật do tăng chuyển hóa các thuốc này qua gan, trong đó acid folic là một cơ chất kết hợp. Giám sát trên lâm sàng và theo dõi nồng độ của các thuốc chống co giật trong huyết tương và hiệu chỉnh liều các thuốc này nếu cần thiết, trong suốt thời gian bổ sung acid folic và sau khi ngừng thuốc.